Chế độ ăn uống

ThsBS Hồ Huỳnh Quang Trí, Viện Tim TP Hồ Chí Minh


    · Chế độ ăn lạt

    · Ăn ít chất béo bão hòa và ít cholesterol

    · Ăn cá ít nhất 1 lần/tuần

    · Ăn rau quả thường xuyên

    · Người bị bệnh đái tháo đường tránh ăn các loại đường hấp thu nhanh & ăn các loại đường hấp thu chậm bình thường

    · Hạn chế uống bia, rượu

    Chế độ ăn lạt

    Chế độ ăn lạt rất có lợi đối với người bệnh tim mạch, nhất là người bệnh tăng huyết áp. Khi giảm 100 mmol muối Na trong khẩu phần ăn mỗi ngày, huyết áp tâm thu giảm khoảng 6 - 10 mm Hg. Do đó, trong một số trường hợp tăng huyết áp nhẹ chỉ cần ăn lạt hoặc ăn lạt kết hợp với uống thuốc liều thấp cũng đủ để kiểm soát huyết áp. Ăn lạt : mỗi ngày không quá 6 g muối NaCl (2,4 g Na = 110 mmol Na). Trên thực tế : hạn chế nước mắm, nước tương, rau củ muối và nhất là các loại mắm. Lưu ý lượng muối trong các loại thực phẩm đóng hộp.

    Ăn ít chất béo bão hòa và ít cholesterol

    · Ăn ít chất béo bão hòa và ít cholesterol góp phần làm giảm nồng độ cholesterol LDL trong máu (LDL là loại chất béo có hại, gây xơ vữa động mạch).

    · Trong khẩu phần ăn mỗi ngày, lượng chất béo nói chung không nên chiếm quá 30% tổng năng lượng.

    · Trong khẩu phần ăn của người không có bệnh tim mạch do XVĐM lượng chất béo bão hòa không được chiếm quá 10% tổng năng lượng và lượng cholesterol tiêu thụ mỗi ngày không nên quá 300 mg.

    · Trong khẩu phần ăn của người đã bị bệnh tim mạch do XVĐM lượng chất béo bão hòa không được chiếm quá 7% tổng năng lượng và lượng cholesterol tiêu thụ mỗi ngày không nên quá 200 mg.

    · Thực phẩm có chứa nhiều chất béo bão hòa : mỡ động vật (trừ mỡ cá), bơ, dầu dừa, dầu cọ.

    · Thực phẩm có chứa nhiều cholesterol : lòng đỏ trứng (1480 mg/100 g), não heo (800 mg/100 g), gan heo (180 mg/100 g), tôm hùm (130 mg/100 g), bơ (120 mg/100 g), phô-mai (90 mg/100 g).

    · Trên thực tế : hạn chế ăn các loại mỡ động vật (thịt heo, da gà, da vịt), tránh ăn nhiều bơ, phô mai và đồ chiên xào. Người đã có bệnh tim mạch do XVĐM nên hạn chế ăn trứng. Nếu cần chế biến thức ăn nên thay thế mỡ động vật bằng các loại dầu thực vật (dầu hướng dương, dầu hạt cải, dầu mè, dầu đậu nành, dầu hạt lanh).

    · Ngoài chất béo bão hòa và cholesterol, có một số loại chất béo không bão hòa đã bị biến đổi hóa học cũng có thể gây XVĐM. Các loại chất béo này có nhiều trong margarin, dầu shortening, bánh qui, thức ăn chiên sẵn đóng gói (bánh snack, khoai tây chiên) Nên hạn chế ăn các loại thực phẩm này.

    Lợi ích của việc ăn cá

    · Trong mỡ cá, đặc biệt là các loại cá béo (cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá ba sa) có chứa acid béo omega-3. Acid béo omega-3 có nhiều tác động có lợi trên hệ tim mạch như hạ huyết áp, chống XVĐM, ngừa cục máu đông tắc mạch và ngừa rối loạn nhịp tim.

    · Ở đàn ông : So với những người hoàn toàn không ăn cá, những người ăn ít nhất 35 g cá mỗi ngày có nguy cơ chết do bệnh tim giảm 40%.

    · Ở phụ nữ : So với những người rất hiếm khi ăn cá (dưới 1 lần /tháng), những người ăn cá

    o 1-3 lần /tháng có nguy cơ chết do bệnh tim giảm 21%

    o 1 lần /tuần có nguy cơ chết do bệnh tim giảm 29%

    o 2-4 lần /tuần có nguy cơ chết do bệnh tim giảm 31%

    o Ít nhất 5 lần /tuần có nguy cơ chết do bệnh tim giảm 34%1-3 lần /tháng có nguy cơ chết do bệnh tim giảm 21%

    · Trên thực tế : Nên ăn cá ít nhất 2 lần mỗi tuần. Riêng người đã có bệnh tim mạch do XVĐM nên ăn cá thường hơn.

    Người bệnh đái tháo đường phải tránh ăn các loại đường hấp thu nhanh

    · Người bệnh đái tháo đường có rối loạn tiết insulin nên sau khi ăn các loại đường hấp thu nhanh, đường huyết sẽ tăng rất cao gây nhiều tác hại cho hệ tim mạch.

    · Đường hấp thu nhanh gồm :

    o Đường mía, mật ong, mạch nha

    o Chè, kẹo, mứt, chocolat, bánh ngọt, kem

    o Nước ngọt có ga (trừ một số loại đặc biệt có vị ngọt không có đường mía)

    o Sữa đặc có đường

    Người bệnh đái tháo đường có thể ăn các loại đường hấp thu chậm bình thường

    · Đường hấp thu chậm gồm các thức ăn được chế biến từ

    o Gạo, nếp, bột gạo (cơm, bún, phở, bánh canh, hủ tiếu, bánh ướt, bánh giò, bánh đa)

    o Bột mì (mì, nui)

    o Hạt (hạt bắp, đậu xanh, đen, đỏ, trắng, hà lan)

    o Củ (khoai lang, khoai tây, khoai mỡ, khoai môn, khoai sọ)Sữa đặc có đường

    · Tùy theo cách chế biến sự hấp thu đường sẽ khác nhau :

    o Bột khoai tây ăn liền, khoai tây chín tán nhuyễn hấp thu nhanh hơn khoai tây luộc cả vỏ.

    o Bánh mì hấp thu nhanh hơn mì, nui.

    · Các chất tạo vị ngọt nhân tạo :

    o Đường saccarin, aspartam, acesulfame : có thể dùng tự do.

    o Đường fructose, sorbitol : dùng vừa phải.

    Lợi ích của việc ăn rau quả

    · Rau quả là nguồn cung cấp vitamin (vitamin C, vitamin A), muối khoáng (K, Mg) và chất xơ.Ăn ít chất béo bão hòa và ít cholesterol góp phần làm giảm nồng độ cholesterol LDL trong máu (LDL là loại chất béo có hại, gây xơ vữa động mạch).

    · Muối K có lợi đối với bệnh nhân tăng huyết áp. Chế độ ăn đủ K giúp hạ huyết áp.

    · Chất xơ giúp tránh táo bón.

    · Ngay cả người bệnh đái tháo đường cũng phải ăn trái cây thường xuyên. Tuy nhiên người bệnh đái tháo đường không nên uống nước trái cây thường vì nước trái cây làm đường huyết tăng nhanh (chỉ nên dùng trong trường hợp bị hạ đường huyết hoặc trong những ngày bị đau bệnh, ăn uống kém).

    · Người bệnh đái tháo đường nên ăn ít nhất 1 suất trái cây mỗi ngày

    · Một suất trái cây tương đương khoảng 10 g đường :

    o Xoài, lê, lựu : 1 trái nhỏ

    o Táo, chuối già, mãng cầu, ổi, cam, đào, hồng đỏ, sapôchê, khế ngọt : 1 trái vừa

    o Mơ, măng cụt, mận tây, mận miền nam : 2 trái vừa

    o Nho, nhãn : 8 - 10 trái

    o Vải, chôm chôm : 4 - 5 trái

    o Đu đủ, thơm (dứa), dưa đỏ, mãng cầu xiêm : 1 lát (cm)

    o Sầu riêng, mít : 1 múi lớn hoặc 2 múi nhỏ

    · Có thể ăn tối đa 3 suất /ngày, tuy nhiên khi đó phải trừ vào quỹ đường cho phép.

    · Nên theo dõi đường huyết khi ăn trái cây. Có người ăn 1 loại trái cây nào đó bị tăng đường huyết nhiều nên tránh ăn loại trái cây đó

    Nếu có uống rượu bia, nên dùng vừa phải

    · Những người uống rượu bia ít thường có huyết áp thấp hơn so với những người hoàn toàn không uống rượu bia, tuy nhiên những người uống rượu bia nhiều (? 3 lần /ngày) có huyết áp cao hơn đáng kể so với những người không uống rượu bia.

    · Khi những người uống rượu bia nhiều uống ít đi, huyết áp tâm thu của họ giảm 4 - 8 mm Hg.

    · Trên thực tế : Đàn ông hay uống rượu bia nên uống không quá 60 ml rượu mạnh hoặc 600 ml bia hoặc 200 ml rượu vang mỗi ngày (Phụ nữ : nửa lượng này).


  • Bỏ thuốc lá (nếu đang hút)
  • Hút thuốc lá tăng gấp 2 nguy cơ mắc các bệnh tim mạch do XVĐM và tăng 50% nguy cơ chết do bệnh tim mạch. Bỏ thuốc lá giảm đáng kể nguy cơ tim mạch. Sau khi bỏ thuốc lá nguy cơ bị các biến cố tim mạch, đặc biệt là nguy cơ nhồi máu cơ tim, giảm ngay từ những tháng đầu tiên. Ngược lại, những người không bỏ thuốc lá sau khi đã một lần bị nhồi máu cơ tim rất dễ bị nhồi máu cơ tim tái phát và nguy cơ chết trong năm đầu tiên có thể lên đến gần 50%.
    Khuyến khích người bệnh và cả người thân trong gia đình bỏ thuốc lá (nếu đang hút) vì nếu người bệnh không hút thuốc nhưng người thân trong gia đình hút : người bệnh hút thuốc "thụ động". Hút thuốc "thụ động" cũng nguy hiểm không kém hút thuốc chủ động

0 Response to "Chế độ ăn uống"

Đăng nhận xét