Bệnh béo phì
Béo phì không hề có dấu hiệu giảm đi trong những năm gần đây, đã có cảnh báo rằng nếu không hành động hữu hiệu để ngăn chặn căn bệnh này thì chúng sẽ trở nên một vấn đề nghiêm trọng trong thập niên tới.
1. Các yếu tố nguy cơ thừa dinh dưỡng
Yếu tố dinh dưỡng
Thức ăn cung cấp năng lượng cho cơ thể dưới dạng gluxit, lipit, protein. Sau khi chuyển hoá, khong trên dưới 50% năng lượng biến thành nhiệt lượng để duy trì thân nhiệt, 45% năng lượng biến thành năng lượng hoá học cung cấp cho sự hoạt động cần thiết của các tổ chức tế bào sống. Khẩu phần ăn giầu năng lượng vượt quá năng lượng tiêu hao tạo nên một cân bằng dưng tính và phần dư thừa được chuyển thành mỡ tích trữ trong các tổ chức. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi trẻ em ăn vào một lượng calo quá nhiều so với nhu cầu sẽ gây nên bệnh béo phì do sự tăng bất thường của các tế bào mỡ.
Chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc của gia đình đối với trẻ cũng góp phần tạo nên những hành vi, thói quen ăn uống không hợp lý ngay từ khi còn nhỏ.
Béo phì do nguyên nhân dinh dưỡng chiếm 60 - 80% các trường hợp. Do vậy, việc nghiên cứu tìm ra các yếu tố tác động vào quá trình này là rất cần thiết nhằm đưa ra các khuyến cáo về dinh dưỡng hợp lý.
Hoạt động thể lực
Sự thay đổi mấu chốt của tiêu hao năng lượng ở mỗi cá thể là hoạt động thể lực. Hoạt động thể lực làm tăng quá trình phân gii mỡ ở những người béo phì. cơ bắp mang một đặc điểm quan trọng là có thể dùng chất béo làm nhiên liệu, trong khi não và hệ thần kinh không thể làm như vậy.
Hoạt động thể lực không chỉ làm giảm cân cho người béo mà đúng hn là giúp cơ thể điều hoà kiểm soát thể trọng và điều chỉnh nó tuỳ thuộc vào thể tạng của mỗi người. Tập luyện điều độ làm tăng cường cơ bắp, chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp giảm cân có hiệu qu và tác động tốt đến khả năng tận dụng chất béo của c, dần dần thể trọng và tỷ lệ chất béo được phục hồi ở mức cân đối tự nhiên. Chính vì vậy cần khuyến khích và tạo điều kiện để tăng cường hoạt động thể lực trong cộng đồng.
Yếu tố kinh tế - xã hội
- Kinh tế xã hội
- Kinh tế hộ gia đình
- Học thức
- Phong tục, dân tộc, tôn giáo
- Môi trường địa lý
Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền có vai trò nhất định trong béo phì nhưng vẫn là vấn đề còn đang được bàn cãi. Nền tng của thuyết di truyền dựa trên 2 quan sát: thực nghiệm và huyết thống gia đình.
Các nhà khoa học đã cố gắng xác định xem béo phì có tính chất gia đình là do di truyền hay do môi trường và hiện nay người ta đã có những bằng chứng kết luận rằng béo phì thường do yếu tố môi trường tác động lên những cá thể khuynh hướng di truyền.
Yếu tố nội tiết, chuyển hoá
Các rối loạn chuyển hoá trong cơ thể như rối loạn hoạt động của một số hệ enzym trong cơ thể hay rối loạn hoạt động của các tuyến nội tiết như tuyến giáp (suy giáp), tuyến yên (thiếu hoócảmon tăng trưởng), tuyến thượng thận (cushing),... cũng là những nguyên nhân gây béo phì. Tuy nhiên, béo phì do nguyên nhân này chỉ chiếm một tỷ lệ không nhiều, khong 20% các trường hợp.
2. Vai trò các chất dinh dưỡng và rối loạn chuyển hoá khi thừa dinh dưỡng
- Vai trò các chất dinh dưỡng (có bài riêng)
- Rối loạn chuyển hoá khi thừa dinh dưỡng
3. Những hậu quả đối với sức khỏe của người thừa dinh dưỡng
Béo phì
Béo phì là một tình trạng sức khoẻ có nguyên nhân dinh dưỡng. Thông thường một người trưởng thành khoẻ mạnh, dinh dưỡng hợp lý, cân nặng của họ đứng yên hoặc dao động trong giới hạn nhất định.
Béo phì không tốt đối với sức khoẻ, người càng béo thì các nguy cơ mắc bệnh càng nhiều. Trước hết, người béo phì dễ mắc các bệnh tăng huyết áp, bệnh tim do mạch vành, đái đường...
Tăng huyết áp và bệnh mạch não
Yếu tố nguy cơ chính của tai biến mạch não là tăng huyết áp. Các nghiên cứu đều cho thấy mức huyết áp tăng lên song song với nguy cơ các bệnh tim mạch do mạch vành và tai biến mạch não. Trong các nguyên nhân gây tăng huyết áp, trước hết người ta thường kể đến lượng muối trong khẩu phần.
Theo một số tác gi, tăng lượng canxi trong khẩu phần có nh hưởng làm giảm huyết áp. Một lượng cao lipit và các axit béo bão hoà trong khẩu phần cũng dẫn đến tăng huyết áp. Ăn quá nhiều protein làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và thúc đẩy tiến triển các bệnh của mạch máu, đặc biệt ở thận. Uống quá nhiều rượu, cũng liên quan với tăng huyết áp. Thường thường, huyết áp ở người ăn chế độ thực vật thấp hn và khi chuyển từ chế độ ăn nhiều thịt sang chế độ ăn thức ăn nguồn gốc thực vật thì huyết áp giảm.
Bệnh mạch vành
Bệnh tim do mạch vành là vấn đề sức khoẻ cộng đồng quan trọng ở các nước phát triển, chiếm hàng đầu trong các nguyên nhân gây tử vong.
Theo sự hiểu biết hiện nay ba yếu tố nguy cơ đã được xác định, đó là: hút thuốc lá, tăng huyết áp và hàm lượng cholesterol trong máu cao.
Cholesterol là một chất sinh học có nhiều chức phận quan trọng, một phần được tổng hợp trong cơ thể, một phần do thức ăn cung cấp.
Ung thư: Mặc dù nguyên nhân của nhiều loại ung thư còn chưa biết rõ nhưng người ta ngày càng quan tâm tới mối liên quan giữa chế độ ăn uống với ung thư. Nhiều chất gây ung thư có mặt trong thực phẩm, đáng chú ý nhất là các aflatoxin và nitrosamin.
Nhiều loại phẩm màu thực phẩm và chất gây ngọt như cyclamat cũng có kh năng gây ung thư thực nghiệm, do đó các quy định vệ sinh về phẩm màu, các chất phụ gia...
Đái đường không phụ thuộc insulin
Đái đường không phụ thuộc insulin là một rối loạn chuyển hoá mạn tính làm mất kh năng sử dụng glucoza của cơ thể thu được từ các cacbohydrat, từ các cơ quan dự trữ glycogen hoặc protein có trong cơ thể và chế độ ăn.
Béo phì là nguy cơ chính của bệnh đái đường không phụ thuộc insulin, nguy cơ này càng tăng lên theo thời gian và mức độ béo. Có đến 80% bệnh nhân mắc bệnh này là những người béo. Chế độ ăn thực vật nhiều rau, giảm acid béo no, giảm cholesterol và đường có tác dụng bo vệ.
4. Chỉ số BMI và cách phân loại béo phì theo WHO.
Trong nghiên cứu cộng đồng người ta thường sử dụng các chỉ tiêu cân nặng, chiều cao, bề dày lớp mỡ dưới da để đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì.
Đối với trẻ em:
Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới, trong các điều tra sàng lọc nên sử dụng chỉ tiêu cân nặng theo chiều cao để xác định tình trạng béo phì vì đa số cá thể có cân nặng theo chiều cao vượt quá giới hạn bình thường đều béo. Giới hạn " ngưỡng" để được coi là thừa cân là khi chỉ tiêu cân nặng theo chiều cao trên + 2SD và được chia thành các mức độ như sau:
- W/ H từ + 2SD đến + 3SD : Thừa cân độ 1 (nhẹ).
- W/ H từ + 3SD đến + 4SD : Thừa cân độ 2 (trung bình).
- W/ H >= + 4SD : Thừa cân độ 3 (nặng).
Đối với trẻ vị thành niên:
Từ năm 1995, Tổ chức Y tế thế giới quy ước dùng chỉ số khối cơ thể (BMI: Body Mass Index) để đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho lứa tuổi này.
Dựa vào chỉ số BMI theo tuổi, người ta đánh giá thừa cân và béo phì như sau:
- Thừa cân: BMI >= 85th percentile.
- Béo phì: BMI >= 85th percentile và bề dày lớp mỡ dưới da cơ tam đầu, bề dày lớp mỡ dưới da ở dưới xưng b vai đều >= 90th percentile.
Đối với người trưởng thành: Sử dụng chỉ số khối cơ thể (BMI) để nhận định tình trạng béo phì vì chỉ số này có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ khối mỡ trong cơ thể.
Để đánh giá mức độ thừa cân, béo phì, tổ chức Y tế thế giới chia ra các "ngưỡng" như sau:
Bình thường: BMI từ 18,5 - 24,99
Thừa cân độ 1: BMI từ 25,0 - 29,99
Thừa cân độ 2: BMI từ 30,0 - 39,99
Thừa cân độ 3: BMI >= 40,0
Ngoài ra, để đánh giá sự phân bố mỡ trong cơ thể, người ta còn đo thêm chỉ số vòng thắt lưng (Waist Circumference) và chỉ số vòng thắt lưng / vòng mông (Waist - Hip ratio) với các "ngưỡng" như sau:
- Ở nam: Tỷ số vòng thắt lưng/ vòng mông > 1,0
Vòng thắt lưng >= 94 cảm
- ở nữ: Tỷ số vòng thắt lưng/ vòng mông > 0,85
Vòng thắt lưng >= 80 cảm
Khi nào bạn rãnh thì mời bạn ghé qua bên mình tham quan nha! Che do an kieng de giam can nhanh nhat