Những món ăn chữa bệnh Xơ Cứng Động Mạch Vành

Động mạch vành (ĐMV) là nhánh động mạch xuất phát từ động mạch chủ cung cấp máu nuôi tim. Khi động mạch này bị bệnh xơ cứng sẽ gây giảm lượng máu vào cung cấp cho việc nuôi dưỡng tim. Bệnh thường gặp ở lức tuổi từ 40 tuổi trở lên. Bệnh trạng xơ cứng ĐMV cũng biểu hiện khác nhau do tình trạng mắc bệnh ở mỗi người. Nhưng nhìn chung khi mắc bệnh sẽ làm hẹp gây nên tình trạng thiếu máu cơ tim dẫn đến thiếu oxy mà biểu hiện bằng những cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể gây tắc ĐMV làm họai tử cơ tim, rối lọan nhịp tim có thể gây đột tử. Với bệnh này, những món ăn thuốc của Đông y có giá trị phòng, chữa mang lại nhiều kết quả; nhất là được phối hợp trong khi đang trị liệu bệnh bằng Tây y

Các bài thuốc chữa bệnh

Bài 1: Tác dụng chữa trị bệnh xơ cứng ĐMV, mỡ máu, cao huyết áp, thần kinh suy nhược, huyết hư, váng đầu ù tai, lưng gối mỏi, đại tiện phân khô; nhờ bổ khí huyết, bổ gan thận, có thể khống chế sự bạc sớm của râu tóc do nguyên nhân gan, thận bị hư tổn.
Nguyên liệu: Hà thủ ô đã chế 30-60g, gạo tẻ 100g, táo đỏ 3-5 quả, đường đỏ hoặc đường phèn, lượng đủ dùng.
Chế biến: Sắc hà thủ ô lấy nước đặc, bỏ bã. Đổ nước hà thủ ô đặc vào nồi đất cùng gạo và táo đỏ nấu nhừ thành cháo thì mới cho đường đỏ hay đường phèn vào vừa ngọt, rồi đun sôi tiếp là được. Ăn trong ngày.

Bài 2: Chữa trị bệnh xơ cứng ĐMV, bệnh van tim, nhờ trong món ăn có lá ngân hạnh, mật ong, táo đỏ, ngũ vị tử. đường phèn khi chúng kết hợp lại với nhau thì có công hiệu bổ dưỡng ngũ tạng, trợ tâm huyết, giảm bệnh gan khí, lưu thông huyết mạch, làm mát và thư giãn huyết mạch, điều chỉnh huyết áp, giảm cholesterol.
Nguyên liệu: Ngũ vị tử 250g, lá ngân hạnh ( tức cây bạch quả ) 50g, táo đỏ 150g, mật ong 1.000g, đường phèn hoặc đường trắng 50g.
Chế biến: Rửa sạch ngũ vị tử, lá ngân hạnh, táo đỏ gọt vỏ bỏ hạt, tất cả đều ngâm ngập trong nước 2 giờ. Nếu lá ngân hạnh nổi cần dùng vật nặng đè xuống. Sau đó cho vào nồi sành ( nếu nồi nhỏ có thể sắc làm 2 lần ), thọat đầu đun vừa lửa đến khi sôi hạ lửa nhỏ, sắc trong 1 giờ. Thấy nước đặc còn khỏang 1 bát thì chắt ra bát; sau đó lại đổ tiếp 3 bát nước lã sắc tiếp 1 giờ, nước thuốc còn lại 1 bát, gạn lấy nước bỏ bã. Đổ 2 nước thuốc chung vào nồi đất đun nhỏ lửa trong 30 phút để cô đặc lại thì cho đường phèn hoặc đường trắng vào không cần đậy vung, đun tiếp 30 phút là được. Để nguội đổ vào bình nắp kín. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 thìa vào sau khi ăn ( hòa cùng nước nóng mà uống ), cứ 3 tháng uống 1 đợt, nếu khi đang dùng thuốc bị đi lỏng cần ngừng thuốc, hết đi lỏng hãy dùng tiếp.

Bài 3: Chữa bệnh vành tim, bệnh cao huyết áp, nhờ tác dụng của món này làm mềm huyết quản.
Nguyên liệu: Đan sâm 10g, sơn trà (sơn lí hồng) 10g, mạch môn đông 5g.
Chế biến: Rửa sạch các vật liệu trên cho vào cốc dung tích 500ml và đổ nước sôi vào ngâm khỏang 30 phút, để bớt nóng hãy uống, số lần không hạn chế, hết nước lại đổ tiếp nước sôi vào hãm tiếp cho đến khi nhạt nước thì thay đợt thuốc mới; có thể uống thường xuyên thay trà, không có tác dụng phụ.

Bài 4: Tác dụng cải thiện bệnh mạch vành tim nhờ kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, trị cao huyết áp (sau khi dùng có thể làm giảm huyết áp đáng kể).
Nguyên liệu: Dưa hấu gọt vỏ bỏ hạt, cho vào vải sạch ép lấy nước. Cà chua rửa sạch ngâm trong nước nóng, sau cùng cho vào vải sạch ép lấy nước. Cuối cùng hòa 2 thứ này với nhau, cho đường trắng đủ ngọt, dùng uống thay nước trong ngày.

Bài 5: Dùng cho người bị BMV tim, bệnh cao huyết áp, tỳ hư, mệt mỏi.
Nguyên liệu: Sâm mỹ 5g, hạt sen trắng (cả tâm) 10 hạt, đường phèn 25g.
Chế biến: Bẻ vụn sâm mỹ, rửa sạch hạt sen, cho vào bát, đổ nước già nửa bát ngâm, sau cho đường phèn, bỏ vào nồi đun cách thủy 1 giờ, lấy ra để nguội, uống nước, ăn hạt sen, còn sâm để lại dùng tiếp lần hai. Cho vào nồi rồi với một lượng hạt sen 10 hạt, đổ nước như trước, lại đun cách thủy, rồi uống nước ăn hạt sen, sâm mỹ vẫn để lại làm lần 3, lần này uống nước ăn hết cái.

Bài 6: Trị chứng đau tiền khu của não do mắc BMV tim, ngòai ra còn tác dụng làm hạ huyết áp, làm tan máu đọng, kích thích tiêu hóa.
Nguyên liệu: Sơn trà quả tươi 500g, đường trắng 400g.
Chế biến: Rửa sạch sơn trà, ép dẹp, bỏ hạt, cho vào nồi đổ nước sắc, cứ 30 phút lại gạn nước sắc 1 lần. Làm như vậy 3 lần sắc và lần cuối cho chung 3 nước sắc làm một, đem cô đặc, cho đường trắng đủ ngọt, đun và khoấy đều để đường tan và có màu trong suốt là được. Khi nguội cho vào bình đậy kín nắp. Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 2 thìa canh, hòa vào nước ấm để uống.Dùng một đợt 15 ngày. Uống thường xuyên không gây tác dụng phụ.

Bài 7: Chữa bệnh mạch vành tim, xơ cứng ĐMV, cao huyết áp.
Nguyên liệu: Qủa hồng chín khỏang gần 70% là 1.000g, mật ong 2.000g.
Chế biến: Rửa sạch hồng, để vỏ, bỏ cuống, thái nhỏ, giã nát, cho vào vải ép lấy nước. Sau đó đổ nước hồng vào nồi đất đun to lửa, sôi hạ lửa nhỏ đến khi nước đặc cho mật ong vào và lại sắc đến khi nước đặc quánh là được, để nguội, đổ vào bình dùng dần. Ngày uống 3 lần, mỗi lần lấy 1 thìa canh hòa lẫn nước sôi uống. Cứ 15 ngày 1 đợt và sau lại dùng tiếp.

Bài 8: Tác dụng chữa bệnh van tim.
Nguyên liệu: Hạt dẻ tươi 50g, rau cải trắng 200g, xì dầu 25g, dầu thực vật 15g, đường trắng 5g, muối tinh 2g.
Chế biến: Cho hạt dẻ vào nồi luộc chín già, bóc bỏ vỏ, tách nhân làm đôi, rửa sạch rau cải trắng, thái khúc nhỏ. Dầu đun nóng thì cho rau cải vào xào đến khi chuyển màu vàng mới cho hạt dẻ, tra nước, xì dầu (nước tương), muối, đảo đều, đậy vung, om một lát thì cho đường vào om tiếp đến mềm là được.Ăn cả cái lẫn nước trong ngày.

BS. Hòang Xuân Đại
(Theo báo Sức khỏe & Đời Sống)

0 Response to "Những món ăn chữa bệnh Xơ Cứng Động Mạch Vành"

Đăng nhận xét